Nếu bây giờ được chọn lựa một lần nữa

Thì em vẫn tin ngày đó chúng ta chọn cách từ bỏ tình cảm nhau vẫn là sáng suốt

“Có một người vẫn yêu một người vẫn đợi chờ dẫu cho người ấy không về”

—Người ta cứ nói đừng quá yêu, người ta cứ nói đừng quá tin—

Tình yêu dẫu có cũng chỉ là mơ trong mỗi cuộc đời

Có giây phút nào đó chúng ta lại nghĩ về nhau về những tháng năm đẹp nhất cùng nhau.

Nhưng chắc hẳn chúng ta sẽ không đủ can đảm và mạnh mẽ , không thể dẹp bỏ mọi nỗi đau đã từng để quay về với nhau.

Anh đã nhiều lần hỏi em

“Nếu anh vẫn đợi chờ, em có sẽ quay về”

Thì cho dù là bao lâu đi nữa vẫn là “Không, anh ạ”

“Em có từng giận anh, em có từng ghét anh”- Anh ngập ngừng

“Em đã từng giận anh, em thấy anh thật hèn nhát và tồi tệ đến cả việc kết thúc tình cảm với người đã từng yêu, từng gắn bó cũng không đối mặt”

Em không ghét anh không phải vì lòng vị tha mà là vì em nghĩ bản thân mình xứng đáng nhận những điều tốt hơn là ghét một ai đó và để điều đó làm nặng lòng mình

Xin đừng nghĩ yêu thương nhau là mang đến những đớn đau

Đừng nên cố gắng tìm thấy nhau, đừng nên cố bước cùng nỗi đau

Không có thứ tình cảm gọi là không rõ ràng

Chưa bao giờ có kiểu tình yêu chỉ nên là hai người biết.

Yêu lại người yêu cũ giống như là đọc lại sách đã đọc, cảm nhận có thể khác nhưng nội dung và kết thúc mãi mãi không đổi.

Em vẫn nghĩ mình xứng đáng với những điều hạnh phúc hơn nên sẽ chấp nhận.

 

Mơ kì 1- Lạc mẹ 1974

 

xưa

Mơ, cái gì không có được ở hiện thực thì đâu đó nó vẫn trong tiềm thức và thế là đêm về thì xuất hiện lại trong những giấc mơ. Trong series này Alice xin thuật lại một số giấc mơ kinh dị , hoang đường và cả những giấc mơ đôi khi cũng có những giấc mơ đầy xúc cảm trong chuyện cá nhân xen lẫn vào trong những năm, tháng gần đây. Chuyện của bản thân có , xen vào đó cũng có chuyện của mọi người xung quanh.

Chuyện hoang tưởng- hoang đường nhưng không hề hư cấu , thật đến 1100% luôn. Đọc để vui.
[Những giấc mơ về tâm linh]
Người ta thường nói có yếu đuối thì mới có vong theo .
Kì  1 của giấc mơ- Lạc mẹ 1974
Hồi mới dọn về nhà trọ hiện tại mỗi đêm đều bị đau đầu mất ngủ, đến mức phải dùng thuốc an thần . Một đêm nọ mới tầm 7g tối mà đầu đau như búa bổ, hoa mắt cảm tưởng là ngủ ngay thôi, dễ dàng chìm vào giấc mơ. Nhà trọ minh nằm đường nhỏ khá vắng thoáng đãng có cả ban công – chỗ ấy thưởng hay dùng để phơi quần áo. Trong giấc mơ kì lạ, mình đang lui cui phơi thau to quần áo . Tự dưng cảm giác rợn người thoáng nghĩ thầm chắc do tối và sương, ban công nhà mình có lan can cũng cao tầm ngang hông. Nhưng cái thầm nghĩ của mình hẳn là không đúng
…..
Vừa ngẩng mặt nhìn ngang thấy rõ một con bé nhưng cái kì lạ là con bé nó không đứng ngang bằng mình, nó đứng hẳn trên hàng lan can- kiểu như leo lên đó là cả một kì công rồi mà con bé ấy còn di chuyển ngược, rồi xuôi cùng hướng với mình. Bạn hiểu cái cảm giác mà sợ đến tái mặt không thể thốt nên lời không, nó khó tả lắm. Cố trấn an trộm nhìn , con bé tầm 5-6 tuổi, tóc cắt ngắn , nó ăn bận kiểu quần lãnh đen, áo sơ mi cổ sen cộc tay may bằng áo ngà màu. Thoạt đầu ,không biết là do hoảng sợ tột độ hay là do người ta đã khuất mặt khuất mài thì mình không tài nào thấy được khuôn mặt cô bé, dù tóc cắt ngắn thì mức độ che cũng không tới chừng là làm mình không thấy được nhưng đúng là mình cố mấy cũng chỉ thấy khoảng đen ngay mặt và không thấy rõ mặt. Tính mình vốn tò mò nên chuyện gì đã bí ẩn thì mình càng muốn biết càng phải biết cho bằng được mới thôi với lúc ấy mình cũng tâm niệm, mình không làm gì ác, không hại gì ai thì gặp người cõi âm chắc cũng phải có nguyên cớ gì. Mình từng trải qua nhiều giấc mơ tương tự nhưng chỉ là gặp lại những người nhà đã mất hoặc những người thân mình quá yêu thương. Mình cũng rất muốn biết vì sao lần này một vong lạ- không hề quen biết lại đi theo mình , tìm mình.
Mình gằn giọng :” Bé là ai, mà sao bé lại đi theo tui làm chi, tui không hề quen bé, cũng không hại bé”.
Con bé ngẩng mặt, lúc này thì không còn khoảng đen che khuất khuôn mặt nhưng cái rợn người hơn là kiểu khuôn mặt trắng bệch kia hiện ra với đôi mặt như đeo áp tròng cực đại, mức độ cưc đại tới phi lý là chẳng còn thấy được tròng trắng của đôi mắt nữa.
Mình bật người , lùi lại phía sau, lúc này cảm giác cố mở mắt để tỉnh dậy, thoát khỏi giấc mơ ma quái nhưng vô vọng, mình không thức được. Thôi đành chấp nhận.
Con bé nói giọng trong trẻo tiếng miền Nam:
“Tui không quen nhưng tui theo vì vong cô hợp, cô có nhớ cô từng đi cúng chùa Quan Âm bên phố người Hoa không, tui theo cô từ đó về đây, mà chỉ mơ tui mới có thể vào nói chuyện cùng cô những lúc cô thức tôi cũng đã cốnhưng không tài nào cho cố thấy mình được nên phải trong mơ”
Kì thực lúc này mình đang làm hướng dẫn viên du lịch học việc, mỗi ngày đi city tour sáng có, chiều có và mình phải dẫn khách đi vòng quanh Sài Gòn, vòng ra chợ lớn, len lỏi vào chợ và phố người Hoa, đền, miếu , cũng tự biết bản thân mình “nhẹ dạ” nên cũng có thắp nhang và hạn chế nói năng gì bậy bạ, ngoài chuyên tâm giới thiệu cho khách.
“Em tìm chị có việc gì ? Chị có thể làm gì được cho em”
Mình gằn giọng, thề chứ em nó mà bảo:
“Chị cho em mượn xác chơi vài ngày chắc mình quỳ” )) Kiểu bản thân bình thường người đã “bất thường” lắm rồi bây giờ mà còn đưa cái xác 22 này cho con bé 5-6 tuổi vài ngày thôi chắc khỏi mà có cửa trở về. Trộm nghĩ đã thấy hoang mang.
“Chị thì có thể làm gì cho em, chị đâu hề có siêu năng lực gì, làm sao giúp em”- Mình với vẻ hồ nghi nhuốm lên ý định sẵn sàng chối từ.
“Em cần tìm mẹ, em muốn gặp lại mẹ một lần thôi. Em và mẹ lạc nhau trên đường Võ Tánh lúc ấy mẹ chở em đi trên xe đạp, người ta bắn nhau, chạy tán loạn cả .. ..em sống mãi với hình hài năm 6 tuổi . . Em đã tìm mẹ rất lâu nhưng không biết mẹ em đang ở đâu, còn sống hay đã mất, thời gian của em không còn nhiều nữa chị à.
Mà theo mô tả, có bắn nhau, đường Võ Tánh. Võ Tánh thì chỉ có trường hợp một là con nhỏ ma bên Tàu lạc qua – quá phi lý, ma Tàu thì nói tiếng Tàu , ma Tàu thì ở bên Tàu chứ máy bay đâu ra mà đi qua Việt Nam )) tìm mình. Thứ hai thì chỉ có thể Võ Tánh là một đường nào đó trước 1975 – giống như người ta gọi Đồng Khởi là đường Tự Do. Còn không thì nó ở một khu nào đó ở Sài Gòn xa hơn quận mình ở ; vì mình không rành đường ở những nơi xa xa như Gò Vấp hay Bình Tân- những chỗ quá xa nhà mình thì không tài nào mình biết hết từng hẻm một. Mà có vụ bắn nhau nữa, tội phạm ở thành phố này chắc tầm năm 2002-2003 gì đó có ông trùm 5 Cam- kiểu giang hồ lộng hành. Lúc này mình cũng mông lung vì lo sợ nó không đủ mất thần trí rồi cũng chẳng dám hỏi nó.
Mình chần chừ nhưng rồi đồng ý, thực sự mình sợ lắm chứ. Giúp một người sống tìm người trong cả chục triệu người lúc tỉnh đã là khó. Làm sao tìm được một người mà mình không rõ họ là ai, họ còn sống hay đã chết. Nhưng mình hiểu cảm giác và từng trải qua xúc cảm : “Người than yêu của mình đến giây phút cuối cùng, cơ hội cuối cùng không còn cơ hội gặp được họ, không từ biệt được nhau cách xa đến hai thế giới, thì điều này đáng thương , đáng tủi đến mức nào- chi cho đến mức nhẫn tâm rủ bỏ cơ hội giúp một đứa trẻ vì hiếu thảo muốn tìm gặp mẹ mình”.
“Chị đồng ý, nhưng chị không biết gì về em cả, làm sao chị tìm mẹ được cho em”- do dự vài giây
“Em tên Thảo…. một khoảng rất xa mình quên mất chuyện gì xảy ra ở đoạn giấc mơ này. Mình không rõ là điều gì đó quá đáng sợ ngăn mình lại hay do mình không còn đủ khả nghe được tín hiệu gì từ em nữa, một khoảng rất đen trong giấc mơ”.
Qua một đoạn trong giấc mơ lại mất khúc, mình thấy mình vẫn như mọi ngày đi bộ vào khu đường Học Lạc- Lão Tử . Mình không rõ là tại sao đi được tới đó nhưng có lời mách bảo đi đến đó sẽ gặp được người nhà của em bé. Mùi nhang trầm, khói toả, thuốc bắc thơm nức cả khu đến tận bây giờ mình vẫn còn nhớ mùi hương đó. Ánh nắng và thời gian lúc đó tầm 5g-6g chiều, nắng nhạt màu, trời tối dẫn, cả khu chung cư cổ vắng người dần. Mình tìm lên lầu 3 căn nhà số 7, theo kiểu kiến trúc cũ đã gần chục năm, lối nhỏ hẹp, tường trốc sơn ủ mốc , trước nhà là dãy đèn lồng trắng, đỏ đã tan tác vì mưa gió treo viết chữ Hán tự. Mình làm gan gõ cửa , một người đàn ông già tầm 60-70 tuổi chột một mắt mở cửa, ông không nói lời nào. Căn nhà nhỏ xập xệ có 2 3 người đàn bà ngồi trang điểm – họ tầm 40 tuổi nhưng dường như không ai giao tiếp với mình, cũng chẳng rõ họ có thấy mình không. Chỉ nghe giọng nói loáng thoáng trong tâm trí – ông ấy là ba em. Ông chột mở cuốn sổ to như album ảnh cũ gia đình, ông chỉ chỉ vào tấm ảnh có 3 người ú ớ mình không rõ là lúc ấy do ông bị câm hay do mình lúc này chỉ là cái bóng trong giấc mơ, không có cùng tần số nên không nghe được tiếng nói của họ.
Mà quái lạ lắm, nếu con bé sống chết năm 2000 trở lại như suy đoán ban đầu của mình thì không thể nào ba nó lại già đến thế kiểu như ông bà gì luôn chứ làm sao là ba được.
Trong nhà có bàn thờ Quan Thánh Đế Quân theo kiểu như phim Hồng Kong đốt nhang đỏ,
Quá rắc rối , khó hiểu. Rồi ông chột kéo ghế , ú ớ chỉ trỏ ra hiệu mình ngồi ở góc nhìn ra phố đợi ông. Ông mang đến một cái rương nhỏ, có khoá kĩ đã hen gỉ sét , bám bụi. Ông lấy ra tấm ảnh, nhẹ nhàng nâng như kỉ vật.. Ảnh gia đình trắng đen đã ngã màu sẫm như cháo long nhưng không hoen ố được bọc kín trong túi xốp cất trong rương.
Trong ảnh là một người phụ nữ mặc quần lãnh áo bà ba- ông ta cũng cùng trang phục đó- và cô bé nhỏ tầm 3-4 tuổi , họ trông rất vui vẻ hạnh phúc.
“Ôi đúng rồi, con bé Thảo, nó mặc bộ đồ này luôn nè, đúng là nó rồi”- Mình như kiểu bắt được vàng, vậy là có cách giúp nó tìm mẹ rồi, trời ơi, suýt khóc.
Ông lão chột lúc này xúc động, dòng lệ lăn dài trên má ông, ông ú ớ rất nhiều nhưng mình không nghe được.
Chắc ông muốn kể mình nghe điều gì đó, mấy mươi năm còn đau đáu trong lòng nhưng mình không có khả năng nghe thấy, cũng không có khả năng làm gì ngoài việc đi theo một tiếng nói vang vọng trong tâm trí của một cái vong.
Mặt sau tấm ảnh có đề : Sài Gòn 12/1974.
Mình tìm trong chiếc hộp thấy ảnh cô bé Thảo, mặt sau ảnh ghi “ Sinh 1968- Lạc 1974”
Lúc này thì không còn nghi kị gì nữa, “bé Thảo” lớn hơn cả năm sinh của ba mình. Gặp được người ở cõi âm cách mình mấy mươi năm. Cũng chẳng biết cảm xúc phải tả bằng từ gì, sợ thì cũng không sợ nhưng nói không sợ thì không đúng. Mọi chuyện đi xa hơn mình từng nghĩ, tìm một người sống ở cùng thế kỉ đã quá khó. Trong chục triệu cư dân thành phố thời bình gặp nhau đã quá là khó rồi. Huống chi, người tìm mẹ cho một người đã chết cách đây hơn 30 năm , ngay thời chiến loạn. Nhưng vì chữ “Duyên” trăm triệu người sống vong chết họ không nhờ ai, họ nhờ mình thì chắc họ cũng cùng đường lắm . Và mình với họ cũng có duyên lắm mới gặp được nhau khi cả hai sống đã là hai thế kỉ khác nhau đến giờ đây cũng là hai cõi khác nhau mà họ tìm để nhờ mình. Trộm nghĩ rồi quyết định mình sẽ làm đến cùng, sẽ tìm bằng được mẹ cho cô bé. Cứ có khả năng mình sẽ giúp đến cùng.
Và chuyện gì đã xảy ra với gia đình đang đằm ấm, hạnh phúc mà đứa con đã chết không tìm thấy gia đình mình, cha mẹ mình. Đến mức phải nhờ một người khác nhắn nhủ cha mình rằng mình đã chết.
Người cha luôn có niềm tin bất diệt rằng con bé được lính Mỹ đưa về nhà binh hay mang lên máy bay đến sống ở một miền xa xôi nào đó. Nên ông chỉ ghi lại rằng con bé bị lạc, ông không ghi vào bức ảnh, không lập bàn thờ. Vì ông tin. Còn người mẹ thì bà được mọi người tin rằng đã mất, có bàn thờ. Người ta vẫn mong có một cuộc hội ngộ đoàn viên sau chiến tranh như bao gia đình, như những thứ đang chiếu trên truyền hình. Nhưng cuộc đời phũ phàng, em bé năm ấy đã nằm lại góc đường Võ Tánh – Nguyễn Trãi tháng 12 năm 1974.
Mình cứ ngỡ mọi chuyện dừng lại, nhưng giọng nói đó lại vang lên
“Mẹ em chưa chết, nhưng dường như bà yếu dần, em không cảm nhận được- phải đi thôi chị à”
Mình rời khỏi nhà, nhưng trong mơ mình đi xe ôm, đuổi theo một người đàn bà đã già bận áo bà ba trắng, xách túi đồ cúng đi về hướng nghĩa trang Bình Hưng Hoà. Đi rất nhanh
Lúc này, thật sự mình không biết là đang đuổi theo “mẹ em bé Thảo” hay một ai đó
Được một khoảng mình bị công an chặn xe lại do chú xe ôm va phải người khác,
Người đàn bà mặc bộ đồ ba và chiếc xe phía trước mất hút vào dòng người.
Mình van xin, nài nỉ, khóc nhưng bất lực không ai nghe thấy mình cả.
Mình chạy bộ và khóc. Giọng nói của cái vong yếu dần và mất hẳn
Tỉnh giấc…[7 giờ sáng]
Vậy là ngủ đủ 12 tiếng , gối ướt vì khóc, người chùng hẳn lại . Bạn hiểu cảm giác mình đang làm một việc gì đó rất cố gắng nhưng mọi cố gắng đến phút cuối bằng 0. Cảm giác bất lực, hụt hẫng.
Mình không rõ sau lúc đó em tìm được mẹ của mình không. Mẹ em còn sống hay đã mất.
Mình lên mạng search thì biết ra Võ Tánh- là tên đường Nguyễn Trãi trước 1975. Và giai đoạn 1974 là khoảng thời gian thành phố biến loạn , khi người Mỹ và chính quyền cộng hoà lung lay. Họ trốn chạy, di tản khỏi thành phố. Loạn lạc và binh biến….
Sau đó đến tận một tháng mình có đi ra lại tất cả các miếu, đền , chùa ở dọc đường Nguyễn Trãi, mình nguyện nếu giấc mơ mình từng thấy là thật , có người đang nhờ mình tìm mẹ hãy để mình thấy họ một lần nữa .Mình vẫn mong nếu có cơ hội hãy cho mình cố gắng thêm nữa để giúp em.
Nhưng rất lâu, mình không thấy lại được em.
Hi vọng có thuyết tái sinh em sẽ sống cuộc đời hạnh phúc khác, ở thời bình.
Mình cũng mãi hoài nghi có phải đó lại là hình ảnh của chính mình ở một giai đoạn khác, một thế giới khác, mình từng sống qua. Vì mọi cảm xúc dường như quá đỗi thân quen. Hi vọng không là thế ) nói chớ vẫn sợ lắm

Nhân một ngày người ta cúng cô hồn- vong linh đã khuất đầy đường làm mình nhớ về em .
Sài Gòn tháng 8/2016.
Alice

Sự thất bại, sự hữu hạn của cuộc đời, sự thành đạt và hạnh phúc.

Trong bài diễn văn của mình nói với sinh viên ngày ra trường, TS Trần Vinh Dự đưa ra 3 điều: Sự thất bại, sự hữu hạn của cuộc đời, sự thành đạt và hạnh phúc.
Chúng tôi xin phép đăng tải nguyên văn bài diễn văn “kinh điển” gây chấn động này của TS Trần Vinh Dự:
Tôi rất hân hạnh được có mặt trong buổi lễ tốt nghiệp ngày hôm nay của các bạn, những cựu sinh viên yêu quý của trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ.
Trong ngày vui này, tôi muốn chia sẻ với các bạn 3 điều với tư cách là một người bạn. Chỉ có 3 điều thôi, không có gì là lớn lao.
Điều thứ nhất là về sự thất bại
Tôi tự cho mình là một người dám chấp nhận thất bại. Thất bại đầu đời của tôi là trong năm đầu Đại học. Tôi vào học Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 1995 và đặt mục tiêu phải lấy được học bổng để đi Úc học ngay trong năm đầu tiên.
Để làm được việc đó, tôi phải đứng đầu trường về thành tích học tập. Kết quả học tập của tôi năm đó đứng đầu trường.
Nhưng đáng tiếc là chương trình học bổng của Úc mà tôi nhắm tới năm đó kết thúc. Giấc mơ không thành, tôi đã khóc nhiều ngày, nhưng tôi không bỏ cuộc.
Khi tốt nghiệp Đại học, tôi cũng tốt nghiệp đứng đầu khoá. Tôi được trường Đại học Quốc Gia Hà Nội giữ lại làm giảng viên. Thế nhưng mức lương khi đó chỉ có 400 nghìn đồng mỗi tháng, đủ cho tôi uống café và ăn sáng vài ngày.
Tôi nộp hồ sơ xin việc ở nhiều nơi, và trong suốt 6 tháng trời, tôi chỉ nhận được hết cái lắc đầu này tới cái lắc đầu khác. Lại một thất bại nữa.
Sự thất bại trong việc tìm việc làm tốt và lương cao khiến tôi nhận ra tôi cần phải làm tốt hơn nữa. Tôi đã dành một năm tự học và xin học bổng.
Thời kỳ này áp lực lớn tới mức tóc trên đầu tôi rụng từng mảng. Tôi cao 1m74, và khi đó tôi chỉ nặng hơn 50 kg đôi chút.
Nhưng nỗ lực của tôi cuối cùng không uổng. Tôi được nhận học bổng của viện Harvard Yenching tại trường Đại học Harvard và được nhận vào học tại Đại học Tổng hợp Texas tại Austin. Năm 24 tuổi, tôi bắt đầu qua Mỹ học tiến sĩ Kinh tế.
Gần 6 năm học tiến sĩ là một thời kỳ gian khổ, đặc biệt là trong giai đoạn làm luận án.
Các thất bại liên tiếp trong nghiên cứu và áp lực phải thành công để tốt nghiệp là đặc biệt nghiêm trọng.
Nếu thời gian kéo dài quá lâu, học bổng của tôi sẽ hết, và tôi sẽ phải bỏ cuộc và về Việt Nam với hai bàn tay trắng. Vì thế nhiều lúc quẫn trí tôi đã tính đến việc tự sát.
Thế nhưng cuối cùng tôi vẫn vượt qua được. Khi tôi tốt nghiệp đầu năm 2007, tôi là một trong 3 nghiên cứu sinh được đánh giá cao nhất trong số khoảng gần 20 tiến sĩ Kinh tế tốt nghiệp năm đó của trường.
Ngay từ trước khi ra trường, tôi đã có việc làm tại Mỹ với mức lương khởi đầu 6 con số, tức là hơn 100 nghìn USD/năm.
Năm 2010, tôi về Việt Nam và bắt đầu làm việc cho một Quỹ đầu tư lớn nhất nhì Việt Nam trên cương vị cố vấn kinh tế cao cấp. Nhiều người ngăn cản quyết định này. Nhiều người cho tôi là ngu ngốc.
Và quả thật, tôi bị sa thải chỉ sau 3 tuần làm việc ở tập đoàn này. Lý do, các lãnh đạo của họ sợ những gì tôi nói và viết có thể ảnh hưởng đến tương lai chính trị của tập đoàn. Lại một thất bại nữa. Lần này nặng hơn vì tôi đã 33 tuổi.
Nhưng chính nhờ thất bại này, sự nghiệp của tôi rẽ sang một lối đi mới. Tôi tham gia cùng các bạn bè thân hữu của mình xây dựng công ty tài chính TNK Capital, giờ là một công ty tư vấn tài chính uy tín ở Việt Nam.
Từ công ty này, chúng tôi lập ra Ismart Education, một công ty tiên phong ở Việt Nam trong lĩnh vực giải pháp giáo dục số, và đầu tư vào Học viện Giáo dục Hoa Kỳ, là công ty sở hữu trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ.
Đó cũng là lý do mà tôi đứng trước các bạn ngày hôm nay với tư cách Chủ tịch của trường.
Những thất bại mà tôi gặp phải trong 20 năm qua có thể chưa phải là những thất bại lớn. Tôi có thể sẽ còn gặp thêm nhiều thất bại nữa trong những năm tới. Nhưng mỗi khi thất bại, tôi lại thấy mình trưởng thành hơn và quyết tâm hơn.
Ngày hôm nay các bạn ra trường, cũng giống như tôi ra trường hồi 15 năm trước. Dù học giỏi tới đâu, hành trang lập nghiệp của các bạn cũng giống như tôi ngày đó, vẫn còn nghèo nàn lắm.
Các bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, và sẽ có nhiều thất bại. Có những thất bại sẽ làm các bạn bật khóc. Có những thất bại sẽ làm các bạn không thể khóc thành lời.
Có những thất bại sẽ làm các bạn mất niềm tin và gục ngã. Có những thất bại thậm chí làm các bạn đau đến mức ước như mình chưa bao giờ được sinh ra.
Trong những giờ phút ấy, hãy nhớ rằng ai cũng sẽ phải trải qua những thử thách tương tự.
Cái gì không giết chết được chúng ta thì sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn. Tôi mong điều ấy ở các bạn. Và đó là chia sẻ đầu tiên.
[IMG]
Điều thứ hai là về sự hữu hạn của cuộc đời
Khi tôi còn ở những năm đầu của tuổi 20, tôi không bao giờ nghĩ đến một ngày nào đó mình trở nên già đi. Với tôi khi đó chỉ có tuổi trẻ.
Thế nhưng đứng trước các bạn ngày hôm nay ở đây, tôi nhận ra 15 năm đã trôi qua như một giấc mơ. Chỉ 3 năm nữa tôi sẽ bước vào tuổi 40. Thêm một giấc mơ 15 năm nữa giống như giấc mơ vừa qua và tôi sẽ ngoài 50 tuổi.
Điều đó cũng sẽ đến với các bạn. Rất nhanh thôi, 10 năm, 20 năm, rồi 30 năm sẽ trôi qua và một sáng thức dậy các bạn sẽ thấy tóc trên đầu mình có nhiều sợi bạc.
Điều đó không có gì là đáng buồn. Ngược lại, nó là một động lực lớn nếu các bạn biết tận dụng.
Hiểu rằng mình sẽ già đi và biến mất khỏi trái đất này như là một lẽ tự nhiên cũng có nghĩa rằng bạn sẽ biết yêu quý từng ngày còn lại và biết dùng nó một cách có ích nhất.
Thế nào là có ích? Tôi không có ý nói đến việc bạn phải có những đóng góp lớn lao cho xã hội hoặc những hi sinh phi thường. Cái có ích mà tôi nói đến ở đây là các bạn chỉ sống có một lần cuộc sống này, vì thế hãy làm những gì các bạn thực sự yêu thích nhất.
Tôi muốn mượn lời Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp năm 2005 của Đại học Stanford. Jobs nói rằng: “Thời gian của các bạn là hữu hạn, vì thế đừng phí phạm thời gian để sống cuộc đời của người khác.
Đừng bị sập bẫy các giáo điều để phải sống cuộc sống của mình theo cách nghĩ của người khác. Đừng để tiếng nói quan điểm của người khác nhấn chìm tiếng nói sâu thẳm trong lòng bạn.
Và điều quan trọng nhất là hãy có can đảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và trực giác của bạn. Chúng là thứ biết rõ rất bạn thực sự muốn trở thành một người như thế nào. Những thứ khác đều là thứ yếu.”
Khi các bạn thực sự làm việc gì mà các bạn yêu thích nhất, các bạn sẽ dễ vượt qua những thử thách hơn.
Công việc chiếm một phần lớn cuộc đời của các bạn, vì thế, các bạn sẽ chỉ cảm thấy thực sự mãn nguyện khi được làm việc mà các bạn cho là thích hợp nhất với mình.
Tôi là một người ham viết lách từ nhỏ. Ngay khi còn là học sinh phổ thông cơ sở, tôi đã viết tiểu thuyết và làm thơ.
Tiểu thuyết của tôi chưa bao giờ được đăng, và thơ của tôi cũng vậy. Có lẽ tiểu thuyết của tôi quá dở và thơ của tôi cũng cộc cằn.
Tôi không làm thơ và viết văn nữa, nhưng niềm yêu thích viết lách thì ngày một lớn. Cuối cùng, tôi trở thành một nhà phân tích và bình luận về kinh tế và quan hệ quốc tế.
Trong mười năm nay, tôi đã có gần 1 nghìn bài viết đăng tải trên nhiều báo và tạp chí trong và ngoài nước. Đó là sở thích của tôi. Nó làm tôi cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa.
Nếu như nhiều tuần qua đi không thể viết những gì mình muốn viết, tôi cảm thấy thiếu hụt như thiếu hụt ôxy để thở, và tôi phải quay lại viết bằng được.
Trong số các bạn ngồi đây ngày hôm nay, hẳn sẽ có một số bạn đã thực sự biết mình muốn làm gì. Các bạn thật may mắn. Với phần lớn các bạn khác, có lẽ các bạn vẫn còn chưa biết mình muốn làm gì. Các bạn hãy tiếp tục tìm kiếm.
Cũng giống như tất cả các vấn đề thuộc về trái tim, các bạn sẽ biết mình tìm ra nó khi gặp nó. Các bạn không được dừng lại trước khi tìm ra. Và khi đã tìm ra công việc mà mình thực sự ưa thích, các bạn hãy theo đuổi nó bằng toàn bộ năng lượng của mình.
Vì thời gian của các bạn trên đời này chỉ là hữu hạn, các bạn sẽ già đi, và chắc chắn các bạn không muốn trở thành một người già chìm đắm trong hối tiếc về quá khứ bị bỏ lỡ.
Điều thứ ba là sự thành đạt và hạnh phúc
Không phải ai sinh ra cũng là thiên tài, cũng có cơ hội để trở thành một thiên tài. Không phải ai sinh ra cũng trong một gia đình giàu có, hoặc có cơ hội để trở thành giàu có.
Tôi không phải là một thiên tài, và cho đến giờ tôi cũng chưa bao giờ là một người thực sự giàu có.
Có thể trong số các bạn tốt nghiệp ngày hôm nay sẽ có một số ít bạn trở thành những người đặc biệt nổi tiếng hoặc giàu có về sau, nhưng chắc chắn phần lớn trong số các bạn sẽ là những người có cuộc sống bình thường.
May mắn là không cần phải là một thiên tài hoặc một người đặc biệt giàu có thì mới có hạnh phúc. Thậm chí trong nhiều trường hợp điều này còn ngược lại, có nghĩa là người đặc biệt nổi tiếng hoặc giàu có nhiều khi không có hạnh phúc.
Lý do là, hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của bạn đối với những gì bạn làm, những gì bạn có, và những gì xung quanh bạn.
Hạnh phúc không phải là một khái niệm vật lý với những công thức khô cứng. Nó là thứ thuộc về con người, và vì thế, nó có có vẻ đẹp và sự bí ẩn mà chỉ có chính bạn mới giải mã cho mình được. Nếu biết cách giải mã, hạnh phúc đến từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Trong bước đường sắp tới, các bạn sẽ phải luôn bám đuổi trong một cuộc cạnh tranh gay gắt về danh lợi. Nhưng hãy đừng để nó cuốn các bạn đi vĩnh viễn. Hãy biết dừng lại, dành thời gian để cảm nhận và tự vui với những gì mình có.
Và lý do để tôi chia sẻ điều này là vì hôm nay là ngày của các bạn.
Các bạn đã đặt thêm được một dấu mốc hết sức quan trọng trong cuộc đời mình. Những khó khăn cực nhọc trên ghế nhà trường đã qua, những khó khăn cực nhọc trên con đường mưu sinh và khẳng định bản thân đang đến.
Nhưng ngay lúc này, chính lúc này đây, các bạn có quyền dừng lại trong một ngày;
Có quyền tự hào vì những gì mình đã làm được, có quyền vui chơi với các bạn đồng khoá và thầy cô thêm một ngày nữa như những sinh viên còn đang học, có quyền tổ chức tiệc tùng để ăn mừng thành tựu của mình.
Không có ai sống thay cuộc sống của các bạn, và các bạn cũng không cần phải sống thay cuộc sống của ai. Vì thế, không ai có quyền đánh giá hay nghi ngờ những nỗ lực mà các bạn phải trải qua để đến được với thời khắc này.
Chúng tôi, những người đàn anh, đàn chị, những người đã đi trước, vui mừng và nghiêng mình trước các bạn. Chúc tất cả các bạn thành công và hạnh phúc.

Thư gửi sinh viên năm 1

Từ 1 sinh viên năm 4 từng bỏ lỡ nhiều thứ

NÓI THẲNG VỚI SINH VIÊN NĂM NHẤT

“Em vẫn còn ngồi đây ư?”
“Tại sao em lại không được ngồi đây ạ?”
“Vì em là sinh viên năm nhất.”
“Sinh viên năm nhất thì sao ạ?”
“Nhanh lên, em phải đi ngay từ bây giờ không sẽ trễ”.


Phải nói thẳng cho các em biết một sự thật rằng, lên đại học không phải là để nghỉ ngơi và học đại học không phải là chuyện dễ như người ta vẫn đồn đại. Các em dự định dành năm nhất của mình để xả hơi lấy lại sức sau 3 năm dùi mài kinh sử đêm ngày ư? Dẹp ngay cái ý nghĩ đó nhé.

Các em có biết được rằng, bao nhiêu người đã đánh mất chính bản thân mình kể từ lúc họ còn là sinh viên không?

Họ không còn giữ được sự quyết tâm, nỗ lực, bản lĩnh đương đầu với thử thách như trước nữa. Trước đây nếu họ có thể thức đến 2, 3 giờ sáng để ôn thi đại học thì giờ đây có nhiều cuốn giáo trình chưa chắc họ đọc qua.

Họ bảo việc học ở trường rất vất vả, nhưng trận chiến lớn nhất của họ chỉ là vật lộn với bản thân để dậy sớm vào buổi sáng và lê chân lên giảng đường điểm danh cho kịp giờ.

Họ có thể dành cả đêm chơi đế chế, Dota, đọc tiểu thuyết, lướt web, xem phim Hàn nhưng bảo họ đi làm bài tập nhóm, họ đáp rằng: “Đợt này bận quá, nhóm làm đi rồi ghi tên tớ vào với, ít hôm mời cả nhóm đi ăn chè”.

Ai đó hẹn họ lên Garena để “chiến đấu” họ sẽ không muộn màng 1 phút nào nhưng hẹn họ đến trường tập thuyết trình thì hãy nhẫn nhịn đợi họ ít nhất là 30 phút.

Họ chém gió như bão về thể loại A đến thể loại Z, chém gió sôi nổi, chém gió vô biên, giáo sư chém gió nhưng ở trên lớp, bảo họ phát biểu ý kiến của mình thì họ im bặt, mỉm cười lấy lệ.

Các em không có thời gian cho mình nghỉ ngơi đâu. 4 năm đại học không phải là nhiều để các em có thể thu nhập cho đủ kiến thức, rèn luyện kỹ năng, làm giàu vốn sống và kinh nghiệm của mình. Cho nên đừng dễ dãi với bản thân phút giây nào hết. Ngay từ bây giờ, các em phải vẽ ra con đường để mình chạy rồi đó.

Các em cứ chạy đi rồi các em sẽ phát hiện ra cuộc sống của mình sẽ vô vị, chán ngán như thế nào nếu không có sự cố gắng, nỗ lực từng ngày. Các em có thể hỏi những sinh viên năm 2, năm 3, nhiều người thú thực cũng cảm thấy cuộc sống của mình vô vị, nhạt nhẽo lắm, họ cũng muốn thay đổi nhưng đã có muộn, họ đánh mất đi những vốn liếng quý giá của mình rồi.

Các em đừng để khi chết đuối rồi mới tiếc mình tại sao trước đó không tập bơi nhé!


Các em rồi sẽ nghe nhiều người bảo với các em rằng: “Học thì học chưa biết sau này ra sao”, “Thời này có bằng giỏi ra trường cũng chưa chắc kiếm được việc”, “Mình không phải con ông cháu cha, không có ô có dù nên an phận thôi”, và những câu đại loại như thế.

Nếu các em nghe được như thế hãy xin lỗi người ta và bảo lại rằng: “Em không thể suy nghĩ tầm thường như thế được”.

Họ nghĩ rằng học là để thi, thi điểm cao để lấy bằng. Nhưng các em phải nghĩ khác: việc học không giới hạn ở trường lớp, ở thầy cô. Các em phải học từ nhiều thứ. Học kiến thức, học kỹ năng, học thái độ. Các em không bao giờ thiệt thòi khi bỏ công sức ra học tập.

Giả sử là một chủ doanh nghiệp, các em sẽ lựa chọn ai, có thể là ai khác nữa ngoài những người có thể làm được việc cho mình, mang lại giá trị cho mình.

Cho nên đừng lo nghĩ nhiều đến chuyện xin việc. Việc các em phải lo đó là học, là rèn luyện, là trải nghiệm. Hãy nỗ lực để làm giàu tài khoản bản thân mình bằng kiến thức, kỹ năng từng ngày.

Nếu sau này cầm hồ sơ đi xin việc, có công ty nào từ chối các em vì bằng không đẹp mà không xét xem khả năng của các em đến đâu, các em nên vui vì ít nhất, các em không phải làm việc cho một công ty chỉ đánh giá con người bằng cái bằng. Thử nghĩ xem đối với những công ty như thế, nếu các em là nhân viên, nỗ lực, cống hiến của bản thân có được đánh giá công bằng hay không?


Một điều nữa, là người trẻ, các em đừng bao giờ ngại đi, ngại học hỏi, ngại làm cho dù làm sai đi chăng nữa.

Các em không thể ngồi một chỗ rồi nghĩ mình phải làm như thế này như thế kia, mơ tưởng này nọ, lo sợ lung tung được. Các em phải đứng dậy, bước đi, phải xắn ống tay áo lên và làm.

Cho dù không chắc chắn thành công nhưng bài học từ thất bại còn quý giá và đáng nhớ hơn nhiều các em ạ. Câu này cho dù ở thời đại nào vẫn luôn đúng: “Thất bại là mẹ của thành công”.

Đừng chỉ chúi đầu cắm cổ vào mớ giáo trình, bài tập trên lớp và áp lực những kỳ thi, những cái đó cần nhưng chưa đủ. Thế giới lý thuyết và thế giới bên ngoài rất khác nhau nên các em phải đi mới biết được.

Đừng ngại tham gia các câu lạc bộ, tổ đội tình nguyện, đó thực sự là một môi trường rất tốt để các em học hỏi. Nhưng cũng đừng lấy việc tham gia ấy làm cái cớ để các em lơ là việc học, để các em đỗ lối cho việc lười nhác. Các em phải tự làm cho mình thay đổi, làm cho mình tốt lên đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện làm điều gì đó tốt cho cộng đồng.

Các em còn phải nhớ một điều nữa: các em phải khác biệt chính mình từng ngày.

Trên thế giới có hơn 7 tỷ người, những người có suy nghĩ tích cực, có ý chí phấn đấu cố gắng sẽ xếp hàng đầu tiên và là những người nhận được cơ hội để phát triển. Hãy hỏi mình từng ngày rằng hôm nay mình đã làm được gì để “khác” với mình hôm qua, để “khác” với những người xung quanh, để có thể nâng vị trí của mình trong bảng xếp hạng của hơn 7 tỷ người trên thế giới.

Các em còn trẻ nên đừng bao giờ nghĩ đến chuyện im lặng. Hãy dám tự tin thể hiện những suy nghĩ của mình cho dù trước đây các em có thể sợ người ta nói này nói nọ, các em có thể nghĩ nó chưa hoàn toàn đúng và mình sẽ bị cười. Phải nói các em mới có cơ hội nhận ra mình đúng hay sai. Phải nói các em mới rèn luyện được bản lĩnh của mình, mới tập cách bảo vệ chính kiến của mình.

Các em còn trẻ nên một điều tối kị là sợ này sợ nọ! Đừng vì sự sợ hãi vô căn cứ mà bỏ lỡ đi những cơ hội đáng giá.

Các em hãy kết bạn mỗi ngày nhưng đừng bao giờ tầm thường hóa tình bạn. Là một người bạn, các em phải nghĩ đến sứ mệnh của mình: làm cho bạn mình tốt lên. Cho dù các em có phải nói thẳng vào mặt bạn rằng: “Mày đã sai. Mày phải như thế này mới đúng”, rồi sau đó bạn em giận em 1 tháng, 1 năm không thèm nói chuyện đi chăng nữa, các em vẫn phải nói. Nếu hôm nay các em lờ đi những sự sai sót của bạn, những suy nghĩ lệch hướng của bạn, các em để bạn đi sai đường thì hãy chấp nhận rằng trong tương lai các em mất đi một người bạn. Như thế chính các em là người có lỗi với người bạn của mình.


Lời cuối cùng muốn nói là các em còn trẻ, các em có rất nhiều thứ mà anh chị năm 2, năm 3 không còn giữ được như là ý chí, nhiệt huyết, nỗ lực…, các em đang nắm trong tay tương lai của mình, hi vọng của bố mẹ cho nên đừng bao giờ lãng phí thời gian của mình, tuổi trẻ của mình.

Hãy luôn nhớ mình là một người trẻ, không bao giờ quá muộn để bắt đầu lại với những bạn đã qua năm nhất, hoặc khởi đầu tốt hơn với những bạn sắp bước vào năm nhất. Những thứ trong năm thứ nhất, các bạn muốn làm tốt, hãy học cách để làm tốt hơn năm cũ, để trưởng thành, để xóa tan hình ảnh cũ và kiến tạo một con người mới tích cực.

(st)

SỐNG SAO VỚI 6 TRIỆU / THÁNG ?

Đọc bài này hay quá nên chia sẻ để nhiều bạn trẻ được biết.

“Với 6tr/tháng mà bạn vẫn đang lâm vào tình trạng túng thiếu, nợ nần chồng chất…đó là do bạn không nắm được luật chơi thôi…và trong cuộc sống này bạn không nắm vững luật là bạn thua rồi…thế nên cái gì cũng cần phải học” – TS: Lê Thẩm Dương

Và đây là một bài viết trên Tony Buổi Sáng…

“1. Ở: nếu ở trọ, hãy tìm nhà trọ ở xa nhất mà có thể kết nối với chỗ làm bằng phương tiện công cộng.

Lúc ngồi trên xe buýt, tàu điện cũng là lúc quan sát xã hội từ trên cao, người đi xe máy xe hơi đều thấp hơn bạn. Không nên vật lộn với việc tự lái xe. 30 phút lái xe là 30 phút bạn lãng phí cho sự căng thẳng, nguy cơ tai nạn, hít khói bụi làm giảm tuổi thọ. Đi bộ từ trạm xe buýt đến nơi cần đến giúp tim bạn khỏe mạnh. Nếu đi xe buýt mất 1h30 và tự lái xe mất 30 phút, hãy chọn đi xe buýt. Đám đông chỉ đi xe cá nhân, mình ngược lại với đám đông, đã sao?

Tại sao bạn muốn nhảy vô 5% người giàu có mà không từ bỏ được tư duy của 95% còn lại? Có việc nhỏ vậy mà bạn không dám thoát ra, thì việc lớn làm gì được?

Sự sáng tạo mới đem lại cho bạn của cải và sự thú vị. Mà sự sáng tạo chỉ có khi đầu óc thảnh thơi. Sẵn sàng bỏ 2-3h mỗi ngày từ trên cao để quan sát, nghĩ lớn, ước mơ lớn. Không ai đánh thuế ước mơ.

Đừng tư duy “1 vợ 2 con 3 tầng 4 bánh” cho nhỏ hẹp cuộc đời. Tại sao không thể sở hữu các tòa cao ốc, các chung cư, các trung tâm thương mại, các nhà máy xí nghiệp, máy bay, du thuyền? Không cần chia sẻ điều này với ai, mắc công họ nói mình khùng. Vì con cò không hiểu được đại bàng suy nghĩ gì đâu.

Lim kể, lúc ảnh làm phụ bếp, đang rửa thớt thì buộc miệng nói sau này mở chuỗi nhà hàng 30 cái toàn Đông Nam Á, ông bếp trưởng chửi đòi tạt sốt cà chua vô mặt. Giờ Lim có 100 cái nhà hàng còn ông đầu bếp kia tới gặp Lim nộp đơn xin việc.

2. Ăn: Hãy dậy thật sớm, nấu cơm, xôi, mì. Nấu thêm để mang theo ăn trưa hoặc ăn ổ bánh mì, đĩa cơm bình dân nơi gần nhất.

Mình nên ăn chay rau củ quả ở mức hấp/luộc, sẽ không có gì cả đâu nếu vài ngày trong tuần bạn không ăn thịt. Người ăn chay vẫn thông minh đẹp đẽ như thường. 90% kỹ sư IT người Ấn Độ ở Silicon Valley ăn chay. Mình ăn chay không phải vì tôn giáo mà vì sức khỏe. Thỉnh thoảng vẫn cứ quất thịt cá…nhưng nếu nấu cho 1 mình mình ăn, đừng tốn thời gian. Cứ cá chiên/trứng luộc, rau củ quả hấp, trái cây là đủ. Không tốn thời gian cho việc ăn.

3. Chơi: Nên mời bạn bè 2 lần một tháng, ăn bình dân thôi. Nhóm 4 người, mỗi đứa 2 lần, 1 tháng mình có 8 lần gặp gỡ.

Hãy chọn những người hiểu biết, giàu có hơn mình, đang làm công ty lớn, đang khởi nghiệp,…để nghe họ nói chuyện đời. Cá mập thì quây quần dưới đáy sâu. Cá lòng tong thì nhao nhao trên mặt nước, cạnh tranh khốc liệt việc đớp bọt. Khoe quần áo, bàn chuyện ca sĩ này diễn viên kia, viết thế này đúng viết thế kia sai…chỉ có ở đám lòng tong. Đám cá lớn sống im lặng.

4. Học: Phải dành 10 USD ~ 200 ngàn tiền mua sách/tháng.

Người vĩ đại trên khắp thế giới, ngoài tủ rượu ra, trong nhà họ còn có tủ sách. Hãy đọc sách dạy làm người, làm giàu, sách kinh tế, sách văn chương, sách nấu ăn hoặc bất cứ sách gì ưa thích. Kiến thức rộng sẽ giúp mình làm ăn rộng. Khi đi làm, việc nói giỏi, cái gì cũng biết khiến công việc trôi chảy hơn. Tháng này bạn chưa bỏ ra 200 ngàn mua sách thì coi như thua. Đọc xong sách, kể lại nội dung cho bạn bè. Đừng giấu. Nếu có khóa học nào đó, nên đăng ký, hoặc dồn lại vài tháng làm 1 khóa, nhớ học với người thành đạt thật sự, tức người có điều hành công ty lớn, bậc trí nhân…chứ không phải nhóm mua môi múa mép.

5. Đi: Tháng để dành 1 triệu, năm sẽ có khoảng 12 triệu cho việc đi chơi.

Ban đầu nên đi đường bộ sang các nước lân bang. Hãy tự thưởng mỗi năm một chuyến đi xa. Tết là thời điểm tốt để về thăm gia đình, rồi đi chơi trước khi vô làm trong năm mới. Nhất định phải đi nước ngoài mỗi năm một lần, để coi sông, coi biển, coi đại dương nó ra sao…có cái gì hay ho thì bắt chước, mang về làm ăn.
Trong tay nên có 1 cái smartphone loại bình dân để tra tìm bản đồ, hãy đặt vé máy bay/xe lửa/xe đò.. giá rẻ nhất.

6. Để dành: tháng TỐI THIỂU để dành 1 triệu. Cứ gửi ở ngân hàng, nhiều hơn có thể mua 5 phân hoặc 1 chỉ vàng, đó là vốn khởi nghiệp về sau.

Năm tới, nếu thu nhập vẫn 6 triệu, tự tát vô mặt. Muốn tăng lương, hãy cống hiến. Đừng sợ người khác không thấy nỗ lực của mình. Đừng “khôn” kiểu “tôi có được gì không, làm nhiều cho lắm thì lương cũng vậy”. Tư duy này khiến mình nghèo miết. Hãy cố gắng làm thêm giờ. Bạn phải làm thêm việc ở cơ quan, đến sớm hơn, về trễ hơn. Trong lúc làm việc, tập trung cao độ, nhận nhiều việc của công ty giao, tự mở thêm các mối quan hệ trong công việc, tay kẹp ĐT, tay đánh máy, vừa đi vừa chạy…làm ầm ầm, ầm ầm vô.

Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người khác “bóc hết, lột sạch” khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ sơ “xin việc”, mà chả ai thèm cho, chả ai thèm bóc lột. Khi đã được bóc và lột hết, dù sau này đi đâu, làm gì, bạn đều cực kỳ thành công. Vì năng lực được trui rèn trong quá trình làm cho người khác. Sự chăm chỉ, tính kỷ luật, quen tay quen chân, quen ngáp, quen lười…cũng từ công việc mà ra. Mọi ông chủ vĩ đại đều từng là những người làm công ở vị trí thấp nhất. Họ đều rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải. Họ có những quyết định không theo đám đông, không cam chịu sống một cuộc đời tầm thường, nhạt nhòa…rồi chết.

Còn những bạn thu nhập 6 triệu cũng túng thiếu, 20 triệu cũng đi vay mượn để tiêu dùng, thì thôi, cuộc đời họ chấm dứt giấc mơ lớn. Tiền nong cá nhân quản lý không được, thì làm sao mà quản trị tài chính một cơ nghiệp lớn? ”

Tư duy thế nào thì nó ra số phận thế. Chúc các bạn năm mới Sức khoẻ để cống hiến, để thu nhập nhiều hơn.

Viết cho tuổi 22 sắp đến

10 ĐIỀU VIẾT CHO TUỔI 22!

1. Là năm mà sức khoẻ của bạn ở ngưỡng cao nhất.

Khoa học chứng minh rằng tuổi 22 là tuổi mà quá trình trao đổi chất ở cơ thể bạn phảinói là hoàn hảo. Bạn có thể ăn nhậu với đám bạn thâu đêm mà sáng hôm sau vẫn có thể tỉnh như sáo đi làm. Bạn có thể dành hết tiền đi du lịch để rồi ăn mỳ tôm cả tháng mà vẫn chẳng xi nhê gì. Vậy nên, hãy tận dụng nó mà quậy tưng bừng đi. Hãy tận dụng nó để thử tất cả những thứ mà bạn luôn muốn thử. Hãy tận dụng nó để leo những đỉnh núi mà bạn luôn muốn leo.

2. Là năm bạn được quyền vấp ngã và đứng dậy.

Bạn được phép phạm sai lầm, được phép đưa ra những quyết định tồi tệ, được phép liều, được phép dại dột. Bạn được phép để một kiểu tóc thật ngố không hợp với mình, được phép yêu nhầm người, được phép dốc hết tiền tiết kiệm để theo đuổi một kế hoạch điên rồ. Mới bước chân vào đời, bạn làm gì đã có gì đâu mà mất? Nếu mọi chuyện ổn, bạn đạt được điều gì đó. Nếu mọi chuyện không ổn, bạn học được một điều gì đó. Chẳng ai trách bạn cả vì dù sao thì bạn cũng mới chỉ 22 thôi mà.
3. Là năm vô cùng quan trọng để bạn học hỏi.

Bạn không còn là một cô bé, cậu bé sinh viên hỏi cái gì cũng không biết nữa rồi. 22 tuổi, chúng mình cần phải biết phân biệt một vài loại rượu, phải biết mua quà gì cho ai nhân dịp gì, phải biết vài bản nhạc cổ điển, phải biết viết một CV đàng hoàng, phải biết viết một lá thư tử tế cho sếp. Con gái phải biết trang điểm, con trai phải biết mặc vest, thắt cà vạt. Lớn rồi đấy, 22 rồi đấy.

4. Cách duy nhất để biết mình thức sự muốn gì là thử, và không có năm nào tốt hơn để thử những lựa chọn khác nhau như năm bạn 22 tuổi.

Bạn có thể thử những công việc khác nhau cho đến khi tìm được công việc mình yêu thích. Bạn có thể thử sống ở một thành phố khác, đất nước khác để tìm thấy nơi nào mình thích, và quan trọng hơn, để có thể nhìn lại chính quê hương của mình bằng một con mắt khách quan hơn. Bạn có thể thử yêu tùm lum cho đến khi tìm được người phù hợp với mình. Không thử sao biết?

5. Là tuổi mà bạn được phép thoả sức ước mơ và theo đuổi nó mà

không sợ bất cứ rào cản nào.
Trước đó? A ha, bạn còn phải đi học. Sau đó, bạn đã một công việc ổn định, hay tệ hơn, một gia đình và vài đứa con. Không phải mình lên án chuyện lập gia đình, nhưng sự thật là bạn không thể ích kỷ theo đuổi đam mê bản thân khi đã gánh trên vai một núi trách nhiệm. 22 có lẽ là năm duy nhất bạn là người lớn nhưng lại chưa phải chịu trách nhiệm của người lớn.

6. Vậy còn trách nhiệm với gia đình thì sao?

May thế, vì 22 tuổi là năm bạn vừa mới tốt nghiệp đại học, đồng nghĩa với việc bạn vừa mới bắt đầu sự nghiệp, đồng nghĩa với việc gia đình cũng sẽ thư thả với bạn hơn. Bố mẹ sẽ thông cảm với việc bạn không kiếm được nhiều tiền. Bố mẹ sẽ thông cảm với việc bạn không được chu đáo trong những ngày lễ tết. Tin mình đi, hiếm có năm nào mà bố mẹ sẽ tạo điều kiện giúp đỡ cho bạn như năm bạn 22 tuổi.

7. Là năm cột mốc đánh dấu sự chuyển biến giữa “thế giới bạn vẫn
biết” và “thế giới thực”.

Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng những gì bạn học được trên ghế nhà trường và những gì bạn sắp phải đối mặt là hoàn toàn khác hẳn nhau. Bạn sẽ có những cú sốc đầu đời, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ học được những bài học quý giá sẽ theo bạn đi suốt cả cuộc đời.

8. Là năm bạn nhận ra rằng mình còn 3 năm nữa để đạt mốc 25, mốc mà phần lớn chúng ta có những mục đích to tát để thực hiện.

Mình muốn đi bao nhiêu nước trước năm 25 tuổi, muốn nói bao nhiêu thứ tiếng trước năm 25 tuổi, muốn để dành được bao nhiêu tiền trước năm 25 tuổi. 22 tuổi, bạn nhìn vào những mục tiêu đó và thở phào: “Mình vẫn còn những 3 năm để thực hiện nó cơ mà.”

9. Là năm bạn bắt đầu nghĩ đến chuyện lập gia đình.

Không còn nữa tình yêu không bờ không bến tuổi sinh viên. Cả hai đứa đã bắt đầu đi làm rồi đấy, các cụ ở nhà cũng đã bắt đầu giục có cháu bế rồi đấy. Bỗng dưng, bạn nhìn người trong mơ bạn dưới một lăng kính khác. Nhưng đừng vội, bạn mới có 22 tuổi. Đừng sa vào cái bẫy lập gia đình sớm để rồi lại ca cẩm: “Mình cũng muốn làm lắm nhưng bây giờ lại vướng một chồng/vợ và hai con.” Hãy tận hưởng cuộc sống người lớn độc thân đi đã nhé.

10. Là năm bạn kiếm được những đồng tiền đầu tiên, đồng nghĩa với việc là năm bạn nhận ra rằng kiểm được đồng tiền vất vả thế nào.

Bạn biết trân trọng sức lao động hơn, biết sử dụng đồng tiền khôn ngoan hơn, và quan trọng hơn, biết ơn hơn bố mẹ đã làm lụng nuôi nấng mình suốt 22 năm ròng. Tự nhiên thấy mình vừa nhỏ bé, vừa người lớn kinh khủng.

Hãy mạnh mẽ đón nhận tất cả những chữ “thất”, hãy ngẩng cao đầu, đối mặt với mọi khó khăn, thử thách. Đừng ngại những vấp ngã, bởi có thất bại thì mới có thành công. Đừng lo sợ sự bắt đầu, bởi mọi thứ đều từ con số 0 đi lên.

Còn trẻ mà, nên đừng ngại sống với đam mê. Hãy sống hết mình, để một ngày nào đó nhìn lại, ta có thể tự hào rằng tuổi trẻ của mình đã từng mạnh mẽ như thế…

Vậy nên, những bạn đang, chuẩn bị và sẽ tuổi 22 hơn, hãy sống hết mình đi nhé. Đừng để tuổi 22 bay qua ngoài cửa sổ rồi mới chạy theo tiếc nuối!

Đông Tây và sự khác biệt


Cách thể hiện ý kiến cá nhân: Người phương Tây quan trọng sự thẳng thắn. Người phương Đông đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.


Phong cách sống: Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… Người phương Đông trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa.


Vấn đề đúng giờ: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ ở thế giới phương Tây. Người ta không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng càng không nên đến muộn vì đó là hành động bất lịch sự. Người phương Đông thì khác, họ có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và điều đó không trở thành vấn đề lớn.


Cấp trên: Trong thế giới phương Tây, sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một chút. Ở phương Đông, sếp được coi là “người khổng lồ”.


Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội: Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây không mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.


Cách thể hiện cảm xúc: Người phương Tây vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng còn người phương Đông có thể “trong héo ngoài tươi”.


Văn hóa xếp hàng: Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi.


Nhìn nhận về bản thân: Người phương Tây rất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân. Ở phương Đông, cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi.


Đường phố ngày cuối tuần: Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành. Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.


Tiệc tùng: Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người phương Đông thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Tiệc càng ồn càng chứng tỏ tổ chức thành công.


Tiếng ồn trong nhà hàng: Người phương Tây rất ngại việc nói to ở nơi đông người. Vì vậy, ở nơi công cộng như nhà hàng, quán ăn, họ nói nhỏ, chỉ đủ để người ngồi với mình nghe thấy. Ngay cả việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện bằng ánh mắt và động tác tay. Người phương Đông khá vô tư trong việc này, họ có thể nói to, gọi nhau í ới ở nơi đông người.


Thức uống “lành mạnh”: Ở phương Tây, nếu ai đó bị yếu bụng hoặc đau dạ dày, khi dùng bữa, họ sẽ uống nước ngọt có gas, trong khi đó, người phương Đông sẽ gọi trà hoặc nước khoáng.


Đi du lịch: Người phương Tây đề cao việc quan sát và trải nghiệm thực tế trong suốt chuyến đi. Trong khi đó, đối với người phương Đông, việc lưu lại hình ảnh làm kỷ niệm trong từng chặng đường, từng địa điểm thăm quan là một việc quan trọng không kém.

Vẻ đẹp lý tưởng: Người phương Tây thích da nâu, người phương Đông thích da trắng.


Trẻ em trong gia đình: Trẻ em ở phương Tây không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như ở phương Đông. Trong gia đình phương Tây, trẻ em có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong nhà, cũng có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Ở phương Đông, em bé thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh “tâm điểm” này.


Giải quyết vấn đề: Người phương Tây coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất. Người phương Đông quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất thời gian hơn nhưng vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.


Các bữa ăn trong ngày: Người phương Tây thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường dùng đồ ăn nhanh, bữa trưa vì vậy được coi là bữa ăn thư thái nhất trong ngày khi họ có thể rủ bạn bè ra tiệm dùng bữa. Người phương Đông đề cao tầm quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày, họ thích sự nóng sốt. Ăn uống qua quýt theo kiểu “cơm đường cháo chợ” là điều không ai thích.


Phương tiện di chuyển:
Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện).


Cuộc sống của người già:
Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp nhiều cụ già dắt thú cưng đi dạo. Ở phương Đông, bạn sẽ thấy các cụ già dắt cháu đi chơi.


Tắm táp:
Người phương Tây thích tắm sáng rồi mới đi làm. Người phương Đông thích tắm tối trước khi đi ngủ.


Ẩm thực sành điệu: Người phương Tây sành điệu sẽ tìm tới các món Á. Người phương Đông “ăn chơi” sẽ tìm tới các món Âu.


Thời tiết và cảm xúc:
Người phương Tây thích nắng, ghét mưa. Họ đặc biệt yêu những ngày nắng (có lẽ vì thế mà họ thích da nâu). Người phương Đông thích cả mưa và nắng. Nắng mưa đối với người phương Đông đều có nét đẹp, nét thú vị riêng.


Đông Tây trong mắt nhau: Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá, thích uống trà và ăn cơm. Người phương Đông ấn tượng với người phương Tây vì mũ nồi cao, xúc xích và bia.

bây giờ mình đi đâu

Cứ đi rồi sẽ đến

nếu không em thì ai

Tặng các học trò yêu quý của tôi.

“And you said “this is the first day of my life
I’m glad I didn’t die before I met you
But now I don’t care I could go anywhere with you
And I’d probably be happy”

“First day of my life”, Bright Eyes.

Em thương yêu,

Anh biết em đang hoang mang. Em thấy háo hức, em muốn thay đổi, em muốn làm việc, em thèm được cháy lên. Hẳn rồi, em còn trẻ và tràn đầy năng lượng. Nhưng em cũng thấy e ngại, lo lắng, đôi khi sợ hãi vì không biết phải làm gì. Trước mắt em có quá nhiều lựa chọn, có quá nhiều hình mẫu, có quá nhiều đường đi. Em nên chọn hướng nào? Chuyển nơi ở? Nhảy việc? Kết hôn? Chia tay? Bỏ học? Hoặc có nên dừng tất cả lại và đi du lịch trong vài tuần?

View original post 717 more words

Ta gặp ai trong đời

Ta 1 thực thể sống
Ta như 1 phân tử trong cả mạng tinh thể cấu tạo khối vật chất của đời
Với ta hình hài là công cha, nghĩa mẹ
Với ta thầy ta là người truyền tri thức từ trường cho tới đời
Với ta sự sẻ chia, đồng cảm là bạn bè
Với ta ai thù ta ghét ta là người cho ta cơ hội phấn đấu
Ai rồi ta cũng gặp hết tất thảy . Thế họ ra như thế nào

Có người có 1000 đồng nhưng ngoảnh mặt khi bạn túng đến quẫn, loại này là người giúp bạn phấn đấu. Loại này bạn có nó ghét, bạn không có nó khinh.
Có người có 1000 đồng, chỉ cho bạn 1 đồng. Đó gọi là bố thí. Họ có nhiều, nên mới cho bạn chút xíu, vì bạn xin, vì bạn tội nghiệp.Loại này là thứ sẽ kể lể nếu bạn chẳng may thành công rêu rao sự cao thượng.
Có người có 2 đồng, cho bạn 1 đồng. Đó gọi là chia sẻ. Vì họ yêu mến bạn, nên sẵn sàng chia sẻ cho bạn những gì họ có. Giống như tình bạn vậy.Nhưng chính xác là bạn chứ không phải đối tác kiểu tao cho mày lợi này mày cho tao lợi khác.Bạn là cái duyên cho dù thế nào đi nữa, với họ hoạn nạn, cùng cực,hạnh phúc, vui vẻ, họ vẫn mãi bên bạn
Có người có 1 đồng, cho bạn hết 1 đồng. Đó là coi trọng, là yêu bạn hơn yêu chính bản thân họ.Họ là tình yêu.Vốn dĩ, tình yêu không thể so sánh với vật chất. Nhưng không vì nhau hết lòng tin tưởng hay cứ kiểu có 1000 đồng ban phát cho bạn 1 đồng cuối cùng thì ắt chẳng phải người đem lại cho bạn một góc bé xíu trong cuộc sống mà anh ta không cần thiết, liệu có thể nâng niu bạn trọn vẹn trong suốt cuộc đời mình?
Lại có người khác, có 1 đồng, cho bạn 1 đồng đó, và tiếp tục kiếm thêm nhiều đồng nữa vì bạn. Đó chính là gia đình. Tình yêu có thể mãi mãi chỉ là tình yêu, chứ không thể là gia đình. Một khi kiếm được thứ tình yêu trở thành gia đình, thì suốt đời hãy luôn trân trọng. Hôm nay gia đình bạn khó khăn, nhưng là khó khăn bên nhau, chứ không phải mỗi người một ngả. Đó chính là hạnh phúc.

Rốt cục lựa chọn nào, bạn cũng chỉ có 1 đồng. Nhưng những thứ đi kèm 1 đồng đó rất khác nhau.

Bạn cần gì trong cuộc sống này, tuỳ bạn chọn.

– Bạn cần 1 đồng đi kèm với lòng thương hại?
Hay 1 đồng đi với tất cả tình yêu thương?

Kẻ chỉ quen sống bản thân, khi khó khăn sẽ quên đi người khác.

Người luôn sống vì người khác, chính lúc hoạn nạn vẫn luôn quên đi bản thân mình.

Ừ thì mỗi người một cuộc sống, một cách nhìn. Đôi khi cái đói ăn luôn lương tâm, khiến cho mọi thứ chẳng còn cần, chỉ mong “vật chất”. Thế nên, người tỉnh táo chọn hạnh phúc. Kẻ bất hạnh đuổi theo tiền tài. Dù là con đường nào, đã chọn, khó lòng quay đầu lại.

* Chúc mọi người hạnh phúc. Và nếu lúc nào đó bạn có cả tiền tài lẫn hạnh phúc, vật chất lẫn tình yêu, thì hãy chia sẻ thật nhiều với những người cần sự giúp đỡ của bạn.